Dạy Con Làm Người
  • Trang chủ
  • Đệ tử quy
    • Khái quát về Đệ Tử Quy
    • Phép tắc người con(Đệ Tử Quy): nội dung, mp3, hình lớn để in
    • Giải nghĩa vắn tắt về Đệ Tử Quy – Phép tắc người con
  • Bài Học Đạo Lý
  • Phim hoạt hình Phật Giáo
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đệ tử quy
    • Khái quát về Đệ Tử Quy
    • Phép tắc người con(Đệ Tử Quy): nội dung, mp3, hình lớn để in
    • Giải nghĩa vắn tắt về Đệ Tử Quy – Phép tắc người con
  • Bài Học Đạo Lý
  • Phim hoạt hình Phật Giáo
No Result
View All Result
Dạy Con Làm Người
No Result
View All Result

Con Vịt – Con Giun Đất – Mùi Phân – Vật Đắt Giá

25/05/2014
in Bài Học Đạo Lý
A A

Ajahn Chah

CON VỊT

Dầu bạn có muốn cơ thể này tồn tại lâu dài, thì nó cũng không thể chiều theo ý bạn được. Muốn như thế chẳng khác nào muốn vịt trở thành gà.

 Khi biết rằng không thể nào mong gà thành vịt, vịt thành gà; vịt phải là vịt, gà phải là gà, và khi biết rõ rằng cơ thể này phải là cơ thể, và nó phải già đau chết, thì bạn mới có đủ năng lực và sức mạnh để đối diện với những đổi thay của cơ thể mình.

CON GIUN ĐẤT

Một vài người đến hỏi tôi, phải chăng khi thấy được vô thường, khổ và vô ngã, người ta sẽ vất bỏ tất cả, trở thành lười biếng và không muốn làm gì nữa? Tôi trả lời với họ rằng, không phải như vậy, mà trái lại, họ càng siêng năng làm việc hơn, nhưng họ làm với tâm không dính mắc, và chỉ làm những việc hữu ích. Những người ấy lại tiếp tục hỏi, nếu mọi người đều hành thiền, đều thực hành giáo pháp, thì chẳng có việc gì trên thế gian này có thể hoàn thành được và sẽ không có tiến bộ nữa. Nhưng phải chăng, lo sợ như thế thì chẳng khác nào con giun lo sợ sẽ hết đất để ăn.

MÙI PHÂN

Bạn không thể đi đến một nơi nào trên thế gian này để tránh đau khổ. Khi tâm còn ở trong thế gian thì không thể nào thoát khỏi khổ đau. Tâm còn dính mắc với thế gian mà muốn tránh khỏi đau khổ chẳng khác nào muốn tránh mùi hôi của bãi phân lớn lại đến gần một bãi phân nhỏ. Ở nơi nào thì bãi phân lớn và bãi phân nhỏ cũng đều có mùi hôi như nhau.

VẬT ĐẮT GIÁ

Giả sử bạn làm chủ một vật thật đắt giá. Ngay lúc có vật trong tay, tâm bạn thay đổi, và bạn sẽ tự nhủ: “Bây giờ ta phải cất ở đâu đây? Nếu để ở đây sẽ có người lấy mất.” Thế rồi bạn băn khoăn suy nghĩ tìm nơi cất dấu. Đó là đau khổ. Đau khổ khởi sinh vào lúc nào? Đau khổ khởi sinh khi chúng ta biết mình đang làm chủ một vật gì đó. Đó là chỗ ở của đau khổ. Trước khi có được vật này, ta không đau khổ. Không đau khổ bởi vì không có vật để tâm ta dính mắc vào. Tự ngã cũng vậy, nếu chúng ta nghĩ đến danh từ: “Tôi, Ta” thì mọi vật quanh ta đều trở thành của ta, và sự rắc rối theo liền sau đó. Nếu không có tôi, ta thì chẳng có gì rắc rối cả.

Theo: Chỉ là một cội cây thôi

Bài Liên Quan

Từ Bi Và Bạo Lực

30/04/2020

Có Một Câu Chuyện Ngụ Ngôn Khiến Người Ta Phải Suy Gẫm

29/04/2020

Đừng Thay Đổi Bản Chất Của Bạn Đơn Giản Bởi Vì Có Ai Đó Đang Cố Làm Tổn Thương Bạn

28/04/2020

Quan Trọng Là Biết Rõ Chính Mình

27/04/2020

Đạo Và Quả

27/04/2020

Đợi Khi Tôi Giàu Tôi Sẽ Giúp

26/04/2020

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Quần Áo Đơn Sơ Hiếu Thuận Mẹ (Nhị Thập Tứ Hiếu tập 4)
  • Mẹ Cắn Tay Tim Con Đau Nhói (Nhị Thập Tứ Hiếu tập 3)
  • Tự Mình Nếm Thuốc (Nhị Thập Tứ Hiếu tập 2)
  • Lòng Hiếu Cảm Động Trời (Nhị Thập Tứ Hiếu tập 1)
  • 12 Câu Chuyện Trí Huệ Phật Giáo

 

Youtube

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đệ tử quy
    • Khái quát về Đệ Tử Quy
    • Phép tắc người con(Đệ Tử Quy): nội dung, mp3, hình lớn để in
    • Giải nghĩa vắn tắt về Đệ Tử Quy – Phép tắc người con
  • Bài Học Đạo Lý
  • Phim hoạt hình Phật Giáo