Dạy Con Làm Người
  • Trang chủ
  • Đệ tử quy
    • Khái quát về Đệ Tử Quy
    • Phép tắc người con(Đệ Tử Quy): nội dung, mp3, hình lớn để in
    • Giải nghĩa vắn tắt về Đệ Tử Quy – Phép tắc người con
  • Bài Học Đạo Lý
  • Phim hoạt hình Phật Giáo
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đệ tử quy
    • Khái quát về Đệ Tử Quy
    • Phép tắc người con(Đệ Tử Quy): nội dung, mp3, hình lớn để in
    • Giải nghĩa vắn tắt về Đệ Tử Quy – Phép tắc người con
  • Bài Học Đạo Lý
  • Phim hoạt hình Phật Giáo
No Result
View All Result
Dạy Con Làm Người
No Result
View All Result

Tượng Phật – Chiếc Cầu – Xây Nhà và Nhuộm Quần Áo

15/05/2014
in Bài Học Đạo Lý
A A

Ajahn Chah

TƯỢNG PHẬT

Giác ngộ không có nghĩa là bất động như một pho tượng Phật. Người giác ngộ vẫn suy nghĩ, nhưng họ biết rằng, tiến trình của sự suy nghĩ là vô thường, bất toại nguyện và trống rỗng hay không có tự ngã.

Cứ thực hành đi, rồi chúng ta sẽ thấy những đều này một cách rõ ràng. Chúng ta cần phải tìm hiểu khổ đau, để chấm dứt nguyên nhân của đau khổ. Nếu không thấy được điều đó thì trí tuệ sẽ chẳng bao giờ nảy sinh. Không nên đoán mò mà phải thấy sự vật một cách rõ ràng và chính xác đúng theo thực tướng của nó – cảm giác chỉ là cảm giác, tư tưởng chỉ là tư tưởng. Đó là cách thức chấm dứt mọi vấn đề rắc rối trên cõi đời này.

 CHIẾC CẦU

Hãy giữ tâm như chiếc cầu kiên cố, chứ đừng như nước thủy triều lên xuống dưới cầu.

XÂY NHÀ VÀ NHUỘM QUẦN ÁO

Chỉ muốn làm phước mà không trao dồi phẩm hạnh thì chẳng khác nào xây dựng lâu đài trên cát; chẳng bao lâu sau lâu đài sẽ sụp đổ mà thôi.

Muốn nhuộm vải, nhưng không chịu giặt sạch tấm vải trước khi nhuộm. Nhiều người đã làm như vậy, họ chẳng cần chú ý gì đến tấm vải. Khi muốn nhuộm, họ chỉ nhúng tấm vải vào thuốc nhuộm mà chẳng cần để ý đến tấm vải sạch hay dơ. Nếu tấm vải dơ thì nhuộm như thế vải còn tệ hại hơn. Hãy nghĩ đến điều này, nhuộm một tấm vải vừa cũ vừa dơ thì lúc nhuộm xong tấm vải có đẹp chăng? Nhưng người ta thường làm như thế.

Người ta chỉ thích làm điều thiện mà không chịu bỏ làm điều ác. Họ quên một điều quan trọng là chỉ khi nào tâm không dơ bẩn, lúc ấy tâm mới bình an tĩnh lặng mà thôi. Bạn hãy tự nhìn vào bên trong chính mình, hãy xét xem thân khẩu ý của mình đã có gì sai lầm. Ngoài thân khẩu ý ra, bạn chẳng có gì để sửa chữa nữa.

Người dịch: Tỳ khưu Khánh Hỷ

Bài Liên Quan

Từ Bi Và Bạo Lực

30/04/2020

Có Một Câu Chuyện Ngụ Ngôn Khiến Người Ta Phải Suy Gẫm

29/04/2020

Đừng Thay Đổi Bản Chất Của Bạn Đơn Giản Bởi Vì Có Ai Đó Đang Cố Làm Tổn Thương Bạn

28/04/2020

Quan Trọng Là Biết Rõ Chính Mình

27/04/2020

Đạo Và Quả

27/04/2020

Đợi Khi Tôi Giàu Tôi Sẽ Giúp

26/04/2020

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Quần Áo Đơn Sơ Hiếu Thuận Mẹ (Nhị Thập Tứ Hiếu tập 4)
  • Mẹ Cắn Tay Tim Con Đau Nhói (Nhị Thập Tứ Hiếu tập 3)
  • Tự Mình Nếm Thuốc (Nhị Thập Tứ Hiếu tập 2)
  • Lòng Hiếu Cảm Động Trời (Nhị Thập Tứ Hiếu tập 1)
  • 12 Câu Chuyện Trí Huệ Phật Giáo

 

Youtube

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đệ tử quy
    • Khái quát về Đệ Tử Quy
    • Phép tắc người con(Đệ Tử Quy): nội dung, mp3, hình lớn để in
    • Giải nghĩa vắn tắt về Đệ Tử Quy – Phép tắc người con
  • Bài Học Đạo Lý
  • Phim hoạt hình Phật Giáo